Dịch vụ Homestay đang phát triển mạnh tại Việt Nam
Theo khảo sát về xu hướng du lịch toàn cầu trong năm 2018 do Visa thực hiện với sự tham gia của hơn 15.000 người đến từ 27 quốc gia, trong đó có Việt Nam, khách du lịch hiện nay thường mong muốn đạt được cả hai mục tiêu “khám phá” và “tận hưởng” trong những chuyến đi của mình.
Cũng chính từ sự thay đổi này, homestay với không gian mở, giàu tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa địa phương đã trở thành một sự lựa chọn tối ưu của khách du lịch.
Tại Việt Nam, homestay đang được đánh giá là dịch vụ mới lạ, kênh đầu tư hiệu quả, bền vững hơn so với hình thức cho thuê nhà thời hạn dài truyền thống.
Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA, chỉ tính riêng tại TP.HCM năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, giữa năm 2018 đã ở mức trên 20.000 trong đó có tới hơn 11.000 chỗ hoạt động thực sự.
Tại Hà Nội số lượng chỗ ở cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018 trong đó có trên 6.400 chỗ hoạt động thực sự.
Homestay là loại hình lưu trú ngắn hạn nên doanh thu có thể cao hơn cho thuê truyền thống trung bình 20-30%, nếu ở các khu du lịch có thể cao hơn gấp 2-3 lần. Không chỉ có vậy, chủ nhà còn được chủ động, linh hoạt hơn trong thời gian sử dụng nhà khi cần.
Một yếu tố khác khiến homestay trở thành cơ hội kinh doanh, đầu tư hấp dẫn là số vốn ban đầu ít, linh hoạt nhưng lại nhanh thu hồi. Chính vì thế, loại hình này thích hợp cho cá nhân hoặc giới trẻ có mong muốn thử sức kinh doanh.
" alt=""/>Homestay hút khách trên website đặt phòng trực tuyến"Cá nhân tôi nghĩ rằng được làm việc theo thời gian 996 sẽ là một phước lành lớn đối với các bạn", ông phát biểu trước cuộc họp với nhân viên tại Alibaba.
Lịch trình 996 lần đầu tiên được vị tỷ phú này áp dụng tại Alibaba, theo đó các nhân viên sẽ làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày trong tuần.
"Không có nhiều công ty và nhân viên có cơ hội làm việc 966, nếu bạn không làm việc 966 khi còn trẻ, thì bạn phải đợi đến lúc nào nữa?" Jack Ma nói thêm.
Ông cho rằng, các nhân viên đáng lẽ phải nên thấy may mắn bởi vì đây sẽ là cơ hội tốt để rèn luyện bản thân, giúp các nhân viên có thể đạt được thành công mà họ muốn. Ông còn để cập đến ngành công nghệ hiện nay, nơi có rất nhiều người vẫn chưa có việc làm, hoặc làm việc tại các công ty "yếu ớt" đang đối mặt với việc đóng cửa.
"So với họ, cho đến hôm nay, tôi vẫn cảm thấy mình may mắn, tôi sẽ không hối hận (làm việc 12 giờ/ ngày), tôi sẽ không bao giờ muốn thay đổi giai đoạn này trong cuộc đời mình"
Và tất nhiên, bài phát biểu đã vấp phải một làn sóng tranh luận vô cùng mạnh mẽ trên các mạng xã hội, nơi có đa số công nhân đưa ra những phản biện về tác hại của tình trạng làm thêm ngoài giờ quá mức tại các công ty Trung Quốc hiện nay. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, lịch trình làm việc theo kiểu 996 đã vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động nước này, với quy định thời gian làm việc trung bình không đươc vượt quá hơn 40 giờ một tuần.
"Tạo ra văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng "khuyến khích tăng ca" hầu như không mang lại lợi ích gì cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến khả năng phát triển lâu dài của công ty", bình luận giấu trên trên tờ People's Daily, cho biết.
" alt=""/>Ông chủ Alibaba: làm việc ngoài giờ là điều may mắn với nhân viênChiếc camera (màu đen) gắn trên trần gần cửa sổ xe khách - Ảnh: Hải Đăng
“Bây giờ rất ít thấy cảnh sát trên đường phố ha, vì camera đã được lắp khắp mọi nơi. Họ chỉ cần ngồi xem camera và nếu có vi phạm gì sẽ phạt ngay, cung cấp bằng chứng đàng hoàng không có chối được ha”, anh Trung nói tiếng Việt giọng Bắc, cuối câu thường thêm vào tiếng đệm "ha" như thói quen của người Hoa.
Các lái xe ở Trung Quốc được cấp cho 12 điểm, người hướng dẫn viên nói. Cứ mỗi lần vi phạm luật giao thông số điểm sẽ bị trừ, nếu bị trừ hết điểm sẽ phải thi lại. Lỗi vượt đèn đỏ hay lùi xe trên cao tốc sẽ bị trừ tới 6 điểm một lần vi phạm, vi phạm hai lần các lỗi này sẽ mất hết 12 điểm và có thể bị cấm thi lấy bằng trong một thời gian nhất định.
Nếu lái xe vượt tốc độ cho phép cũng sẽ bị trừ điểm, và việc phát hiện lái xe quá tốc độ cũng áp dụng các biện pháp công nghệ chứ không cần con người can thiệp.
“Chính sách Trung Quốc bây giờ nghiêm chỉnh lắm, ai cũng phải chấp hành ha. Vì bây giờ anh đi đâu làm gì cũng bị phát hiện. Các “công ty hai ngón” bây giờ cũng giảm hẳn nhờ chính phủ đầu tư lắp camera ha”, anh Trung nói về việc trộm cắp trên xe và đường phố.
“Bây giờ kể cả anh đi lạc cảnh sát cũng tìm ra nhanh cực kỳ. Chỉ cần biết anh bắt đầu bị lạc chỗ nào, người ta sẽ trích xuất camera, dù anh xuất hiện nhỏ xíu trong hình cũng có thể được phóng to lên để nhìn rõ mặt, sau đó sẽ dò tìm hình ảnh của anh ở các camera chung quanh. Nhanh tìm ra lắm ha”, người đàn ông kể chuyện cho khách nghe trên chặng đường từ Quảng Châu về Chu Hải, hai thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông.
Khởi hành khi trời đã rất tối, đoàn khách thường xuyên được hướng dẫn viên nhắc nhở phải lên xe đi nhanh để về Chu Hải trước 2 giờ khuya. Vì khoảng thời gian từ 2 giờ đến 5 giờ sáng các xe du lịch chở khách bị cấm chạy để bảo đảm an toàn. Bất kể đang chở khách trên đường, đến thời điểm bị cấm, xe phải dừng lại, tài xế và khách có khi phải ngủ trên xe.
Trong 4 ngày công tác tại Chu Hải và Quảng Châu, việc đầu tiên người hướng dẫn nhắc nhở khách khi bước lên xe là phải thắt dây an toàn. Dù ngồi xe khách nhưng mọi người buộc phải cài dây, nếu không mỗi khách sẽ bị phạt hàng trăm tệ.
Luật giao thông tại Trung Quốc hiện rất nghiêm khắc, chỉ cần phát hiện người lái xe có hơi men, dù chưa gây tai nạn cũng sẽ bị xử phạt. Do đó tại nhiều địa điểm ăn uống ở Chu Hải sẽ có một đội vài chiếc xe điện, những người uống nhiều rượu bia sẽ phải thuê đội “xe ôm điện” chở về nhà, sau đó người xe ôm này sẽ quay lại lái xe trả cho khách. Hiếm ai dám lái xe khi đã uống nhiều rượu bia.
Cuộc sống hàng ngày được số hoá
“Người Trung Quốc được cấp thẻ chứng minh nhân dân. Những người phạm pháp hầu như không trốn được đi đâu vì hệ thống giao thông công cộng hiện nay đa số bắt thanh toán bằng thẻ. Ngoài ra, không có khách sạn nào cho anh lưu trú nếu không có thẻ chứng minh”, anh Trung giải thích.
Cuộc sống người dân Trung Quốc hiện được số hoá hàng ngày. Mọi thứ xoay chung quanh chiếc smartphone và các ứng dụng cài đặt trên nó.
Người hướng dẫn viên này cũng nói về câu chuyện kinh điển ở Trung Quốc vốn được người nước ngoài hay truyền tai nhau: ngay cả người ăn xin ở nước này cũng dùng smartphone để xin khách chuyển tiền qua các ứng dụng như WeChat.
" alt=""/>Cuộc sống Trung Quốc: Giàu có hơn, công nghệ tiện ích hơn, bị kiểm soát chặt hơn